Thời điểm vàng để tái cơ cấu chuỗi cung ứng dệt may: Kỳ I, phụ thuộc vào nguyên, phụ liệu nhập khẩu

[ad_1]

Điểm nghẽn

Được xếp vào nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) lớn nhất, nhì của cả nước, tuy nhiên giá trị gia tăng của ngành dệt may không cao. Nguyên do, ngành đang nhập khẩu (NK) quá nhiều nguyên, phụ liệu từ thị trường nước ngoài, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc. Số liệu từ Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho thấy, hàng năm, dệt may Việt Nam NK tới 60% vải, 55% xơ, sợi và 45% phụ liệu phục vụ sản xuất từ thị trường Trung Quốc.



tho i die m va ng de ta i co cau chuoi cung ung det may ky i phu thuo c va o nguyen phu lie u nha p kha u
Thiếu nguyên, phụ liệu khiến ngành dệt may giảm 20-30% năng lực sản xuất

Phân tích kỹ hơn về hiện trạng này, ông Cao Hữu Hiếu- Giám đốc Điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) – cho hay: Nguyên liệu trong ngành dệt may là xơ, sợi, vải, phụ liệu khác như cúc, chỉ… Về phát triển xơ thiên nhiên, thổ nhưỡng của Việt Nam không hợp để phát triển cây bông, Vinatex cũng từng triển khai dự án phát triển cây bông dùng phương pháp tưới nhỏ giọt, nhưng kết quả đạt được không như mong đợi. Do đó, phần lớn bông, xơ dệt may Việt Nam phải NK từ Mỹ, Ấn Độ, Australia, Uzbekistan…

Về sợi, phần lớn sản xuất sợi tại Việt Nam đều tập trung vào các loại có chỉ số thấp, trung bình và chủ yếu XK sang thị trường Trung Quốc. Công nghệ, máy móc, trình độ nhân lực đều chưa đạt để cho phép nhiều doanh nghiệp (DN) có thể sản xuất được sợi có chỉ số cao. Cùng nguyên nhân trên, vải và khâu dệt nhuộm của dệt may Việt Nam cũng đang phát triển ở mức rất thấp.

Quá phụ thuộc vào nguyên phụ liệu NK từ Trung Quốc là điểm nghẽn của ngành dệt may nhiều năm qua. Bản thân DN trong nước cũng đã tích cực tìm kiếm nguồn cung thay thế từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… nhưng nguyên, phụ liệu từ các nguồn này chưa đa dạng về mẫu mã, khó đáp ứng các đơn hàng nhỏ lẻ, quan trọng là giá thành cao.

Doanh nghiệp lao đao

Nếu như những năm trước, DN dệt may trong nước vẫn chưa vội vã với việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên, phụ liệu NK bởi vẫn có đơn hàng, vẫn sản xuất và vẫn có doanh thu. Nhưng từ đầu năm tới nay, dưới tác động của dịch Covid-19, rất nhiều DN dệt may trong nước đã không còn bình tĩnh khi bị chao đảo trong vòng xoáy của dịch bệnh. Thiếu nguyên, phụ liệu cho sản xuất, nợ đơn hàng XK, thậm chí có nguy cơ bị phạt do không hoàn thành hợp đồng. Như lời chia sẻ của đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thiếu nguyên liệu đã ảnh hưởng tới 20-30% năng lực sản xuất của ngành.

Cho dù không lo đầu ra của cả năm 2020 do đã ký được đơn hàng XK sang Lào, Campuchia, nhưng nỗi lo của bà Nguyễn Thị Bình – Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại- Dệt may Thanh Bình – lại nằm ở nguồn vải, cúc, khóa NK hoàn toàn từ thị trường Trung Quốc. Thông thường, để đảm bảo cung ứng sản phẩm theo hợp đồng đã ký, công ty phải NK nguyên liệu 2 tuần một lần. Tuy nhiên cho tới nay, nguồn cung nguyên phụ liệu đã thông trở lại, nhưng chủng loại chưa phong phú, công ty chưa nhập được hàng hoá theo nhu cầu.

Tương tự, tổng công ty May 10 – CTCP (May 10), cho dù nguyên, phụ liệu đã về kho nhưng có những đơn vị thuộc tổng công ty đã ký đơn hàng hơn 500 nghìn sản phẩm, sản xuất kéo dài hết tháng 6 thì nguyên, phụ liệu vẫn là vấn đề đáng lo.

Cơn khát nguyên, phụ liệu đã hạ nhiệt đáng kể khi DN dệt may lớn trong nước đã mua được nguyên, phụ liệu, có kế hoạch tăng tốc sản xuất. Đây là dấu hiệu tốt, nhưng ông Cao Hữu Hiếu vẫn khẳng định: Sản xuất, XK của dệt may Việt Nam từ nay tới cuối năm vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên do, ngành may đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vải NK từ Trung Quốc, trong khi đó, sản xuất tại quốc gia này cho dù đã hoạt động trở lại nhưng không thể hồi phục nhanh chóng, tiến độ giao hàng vẫn bị chậm. Điều này cũng đồng thời ảnh hưởng tới XK sợi của Việt Nam do Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính.


Lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, XK các mặt hàng chính của dệt may Việt Nam trong tháng 4 đều ở mức âm, kéo kim ngạch XK 4 tháng đầu năm của ngành giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Kỳ II: Kỳ vọng từ các FTA thế hệ mới

 

 


[ad_2]