Hiệp định EVFTA: “Nút thắt” xuất xứ nguyên liệu đối với ngành dệt may

[ad_1]

EVFTA có hiệu lực dự kiến mang lại những lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp dệt may. Theo thống kê của Bộ Công Thương, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Nhờ đó, dự báo, con số xuất khẩu dệt may sẽ tăng thêm năm 2020 là 157 triệu USD; năm 2021 là 342 triệu USD; năm 2022 là 527 triệu USD; năm 2023 là 711 triệu USD; năm 2024 là 876 triệu USD và năm 2025 là 1,041 tỷ USD.

Quy tắc xuất xứ từ vải là rào cản lớn nhất của dệt may Việt Nam trong tận dụng hiệu quả EVFTA

Quy tắc xuất xứ từ vải là rào cản lớn nhất của dệt may Việt Nam trong tận dụng hiệu quả EVFTA

Dù vậy, các doanh nghiệp rất lo lắng quy tắc xuất xứ từ vải sẽ khiến dệt may Việt Nam khó được hưởng lợi từ hiệp định này. Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, mặt hàng dệt may được phép cộng gộp xuất xứ với nguyên liệu từ nước không phải thành viên Hiệp định; quy định cho hưởng ưu đãi đối với một số lãnh thổ đặc thù hay chia nhỏ hàng hóa ở nước thứ ba ngoài Hiệp định… Tuy nhiên, quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA tương đối phức tạp.

Theo cam kết, Hiệp định cho phép áp dụng song song cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đối với lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ (tương tự quy định GSP hiện hành); với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Ở chiều ngược lại, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, với lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ (tương tự quy định GSP hiện hành). Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của EU mới được tự chứng nhận xuất xứ.

Quy định là vậy, song hiện nay, ngành chưa chủ động được nguồn vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU. Việc mua vải trong nước phải trả thuế VAT 10% đắt hơn so với vải nhập khẩu khiến lợi ích cắt giảm thuế quan chưa đủ bù đắp để giảm giá bán và cạnh tranh được với các quốc gia khác. Nguyên tắc cộng gộp trong EVFTA cho phép doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vải của Hàn Quốc hoặc một nước thứ 3 mà hai bên cùng ký hiệp định thương mại tự do như Nhật Bản, ASEAN. Tuy vậy, nguyên liệu từ các quốc gia này có giá thành cao và chủng loại không phong phú cũng là vấn đề cần tính toán của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Cẩm – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng khẳng định: Quy tắc xuất xứ là vấn đề khó nhất của dệt may Việt Nam trong tận dụng EVFTA. Do đó, ngoài vấn đề quy hoạch, gỡ nút thắt này còn cần sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Bộ Công Thương và sự mở lòng của chính quyền các địa phương trong tiếp nhận các dự án dệt nhuộm. Bởi đã từng có dự án dệt nhuộm quy mô lớn không được địa phương cấp phép đầu tư, đã tuyên bố rút khỏi Việt Nam. Nếu không chủ động được khâu này, doanh nghiệp dệt may không thể được hưởng lợi.

Trước đề xuất của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Phan Văn Chinh Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, với nút thắt nguyên liệu cho dệt may, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với hiệp hội, các đơn vị liên quan sớm hoàn thành chiến lược phát triển, làm cơ sở cho ngành phát triển khâu thượng nguồn, đáp ứng quy tắc xuất xứ. Trước mắt, Bộ sẽ xây dựng hệ thống riêng về tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá, tuyên truyền và lựa chọn một số doanh nghiệp đưa vào hệ thống, kết nối với phía EU để đảm bảo uy tín của Việt Nam.

Đánh giá của bạn:


[ad_2]