Bộ Công Thương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp dệt may, da giày

[ad_1]

Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Phan Văn Chinh khẳng định như vậy tại buổi làm việc với đại diện một số doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giày ngày 4/6/2020 tại Hà Nội nhằm thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp này trong bối cảnh Hiệp định EVFTA sắp được Quốc hội phê chuẩn và sớm đi vào thực thi.



bo cong thuong luon dong hanh cung doanh nghiep det may da giay
Cục Xuất nhập khẩu làm việc với doanh nghiệp dệt may và da giày liên quan đến thực thi Hiệp định EVFTA

Ghi nhận tại buổi làm việc cho thấy, trong thực hiện Hiệp định EVFTA, doanh nghiệp của cả hai ngành đều quan tâm nhất đến vấn đề xuất xứ. Vấn đề thứ hai được quan tâm là khâu kết nối giữa doanh nghiệp dệt may, da giày Việt Nam với các đối tác, khách hàng châu Âu, đặc biệt là các khách hàng truyền thống. Vấn đề thứ ba là doanh nghiệp thuộc hai ngành này đều bày tỏ mối quan ngại các gói hỗ trợ trên thực tế chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp.



bo cong thuong luon dong hanh cung doanh nghiep det may da giay
Cục trưởng Phan Văn Chinh khẳng định, Bộ Công Thương luôn lắng nghe các kiến nghị của doanh nghiệp

Các vấn đề này càng trở nên bức thiết trong bối cảnh bình thường mới hiện nay khi doanh nghiệp dệt may và da giày- hai ngành xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam đang ở hoàn cảnh đặc biệt: vừa gồng mình chống chọi với các tác động của dịch bệnh Covid-19, vừa chuyển mình để có thể tận dụng được các ưu đãi mà Hiệp định EVFTA mang lại.

Đi cùng mối quan tâm chung, các doanh nghiệp dệt may và da giày đều có “nỗi niềm” riêng. Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cập nhật thông tin cho biết, tháng 5/2020, xuất khẩu của ngành dệt may giảm đến 36% so với cùng kỳ, và nói như ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, đó là khoảng thời gian doanh nghiệp dệt may “rơi thẳng đứng” như chưa bao giờ có.



bo cong thuong luon dong hanh cung doanh nghiep det may da giay
Ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định, doanh nghiệp dệt may sẽ nố lực hết sức để vượt qua khó khăn

Bày tỏ việc các gói hỗ trợ thời gian qua không đáp ứng được kỳ vọng thực tế của doanh nghiệp dệt may, ông Trương Văn Cẩm thông tin, các gói hỗ trợ này yêu cầu doanh nghiệp muốn được hỗ trợ phải không có doanh thu hay phải có 50% lao động mất việc làm mới được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trên thực tế thời gian qua, các doanh nghiệp dệt may đã phải bằng mọi cách để duy trì sản xuất, giữ chân được đội ngũ lao động.

Từ góc độ doanh nghiệp, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Đức Việt thẳng thắn đặt vấn đề, nhiều doanh nghiệp dệt may không biết liệu có còn tồn tại được đến khi Hiệp định EVFTA hay không. Ông Việt cũng chia sẻ quan điểm vấn đề lo nguyên phụ liệu đầu vào cho ngành dệt may của ông cũng như ngành da giày đến nay cho thấy đòi hỏi phải có sự vào cuộc giải quyết ở cấp Chính phủ chứ với sự kém mặn mà của các địa phương, thì khó mà nói đến chuyện tận dụng ưu đãi trong EVFTA.



bo cong thuong luon dong hanh cung doanh nghiep det may da giay
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam cho biết các doanh nghiệp đều mong đợi EVFTA sớm có hiệu lực

Chia sẻ về những băn khoăn của doanh nghiệp ngành da giày, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam khẳng định, cũng như ngành dệt may, ngành da giày đều rất mong muốn EVFTA sớm có hiệu lực. Để EVFTA phát huy hiệu quả trên thực tế, các quy định của EVFTA rất cần được cập nhật không chỉ với doanh nghiệp mà còn với cả các cơ quan thực thi, tránh được các tình huống “vênh” giữa nhà xuất khẩu và đầu nhập khẩu. Cùng đó cần chủ động có cơ chế để giải quyết được các tình huống “vênh” đó có thể phát sinh trên thực tế.

Thêm nữa, theo bà Xuân, doanh nghiệp da giày, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đứng trước hai cái “đói”: một là hợp đồng và hai là thông tin mở cửa thị trường. Với cái “đói” thứ nhất, bên cạnh nỗ lực của các cơ quan chức năng, bản thân Hiệp hội ngay trong tháng 6 này sẽ tổ chức một hội nghị kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với cái “đói” thứ hai, bà Xuân đề xuất cần đặc biệt quan tâm cung cấp và cập nhật thông tin cho doanh nghiệp do đặc thù doanh nghiệp da giày sản xuất nhiều mã hàng khác nhau, kéo theo mức thuế suất khác nhau.

Thông tin tại buổi làm việc, đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, dự kiến ngày 2/7/2020, Vụ sẽ tổ chức sự kiện kết nối doanh nghiệp với các thương vụ Việt Nam tại châu Âu nhằm thực hiện hiệp định EVFTA. “Hy vọng doanh nghiệp da giày và dệt may có thể kết nối được với các đối tác thông qua sự kiện này”, đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ nói.



bo cong thuong luon dong hanh cung doanh nghiep det may da giay
Ông Thân Đức Việt- Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 đề xuất, Chính phủ cần vào cuộc giải quyết vấn đề nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may và da giày

Chia sẻ tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Phan Văn Chinh khẳng định, trong mọi hiệp định thương mại tự do, vấn đề xuất xứ luôn được Bộ Công Thương quan tâm nhất, làm sớm nhất. Với EVFTA lại càng được Bộ quan tâm và dành nỗ lực cao nhất.

“HIện thông tư về hướng dẫn xuất xứ hàng hóa trong EVFTA đã làm xong và chờ Quốc hội phê chuẩn, trình lãnh đạo Bộ Công Thương ký là có thể triển khai ngay”, ông Chinh thông tin.

Cũng liên quan đến vấn đề xuất xứ, ông Chinh cho biết cùng với việc phổ cập các quy định, trong thực hiện các doanh nghiệp cần hết sức chú ý tránh để bị lợi dụng, kéo theo việc phía EU có thể ngừng các ưu đãi.

Liên quan đến nhu cầu kết nối của doanh nghiệp, theo ông Chinh đây là vấn đề luôn được Bộ Công Thương hết sức quan tâm và để có thể đáp ứng cao nhất nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Với vấn đề logistics hiện chiếm đến 15 – 25% chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, ông Chinh cho biết, mặc dù đây không phải là lĩnh vực quản lý song Bộ Công Thương đã chủ động nêu vấn đề này từ 4 năm nay. “Đáng mừng là vấn đê hiện đã được nhìn nhận đúng mức và Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bộ chức năng để kéo giảm dù chỉ 5% cũng đã là lợi ích đáng kể với doanh nghiệp”, ông Chinh nói.

Đối với các lô hàng bị ách tắc tại các kho ngoại quan do bị ảnh hưởng dịch Covid có phải xử lý lại chứng nhận C/O hay không, ông Chinh khẳng định, Bộ Công Thương sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết trên cơ sở các thông tin mà Hiệp hội Dệt may và Da giày cung cấp.

“Bộ Công Thương luôn lắng nghe và quan tâm giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp trong thẩm quyền bằng cả các hình thức gặp gỡ trực tiếp và gián tiếp với doanh nghiệp”, ông Chinh nói.


[ad_2]