Xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ y tế kéo doanh thu cho doanh nghiệp dệt may

[ad_1]

Từ cuối năm 2019, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Các ngành hàng xuất khẩu trong nước điêu đứng vì giao thương đình trệ. Ngành dệt may cũng chịu chung tình cảnh.

Từ giữa tháng 3, khi tình hình dịch bệnh đang ở đỉnh điểm, Công ty Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công đã chuyển sang sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế. Một mặt duy trì hoạt động sản xuất, mặc khác giữ cho hoạt động kinh doanh của công ty không đi xuống một cách trầm trọng.

“Mặt hàng sản xuất truyền thống của Thành Công là áo thun. Dịch bệnh Covid-19 khiến công ty không nhận được thêm đơn hàng mới. Các đơn hàng cũ ký từ năm trước chỉ đủ sản xuất đến hết tháng 4. Do đó công ty quyết định chuyển sang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế vì nhận thấy nhu cầu cho các sản phẩm này đang rất hot thời điểm đó”, ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT Công ty Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công cho biết.

Mục đích ban đầu của Thành Công khi chuyển sang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế như đa nói trên. Tuy vậy doanh nghiệp này cũng không ngờ tình hình kinh doanh mà mặt hàng này mang lại là rất khả quan.

Tại cuộc họp thường thương đại hội đồng cổ đông vào cuối tháng 6 vừa qua, ước doanh thu quý II mà công ty này đạt được là 39,2 triệu USD, tương đương 905 tỷ đồng, tăng 15,5% lợi nhuận sau thuế (3 triệu USD), khoảng 69,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.

Lũy kế 6 tháng doanh thu ước thực hiện 72,9 triệu USD (1.684 tỷ đồng), giảm 3,3% so cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 4,5 triệu USD (104 tỷ đồng), tăng 10% so cùng kỳ và thực hiện 55% kế hoạch năm.

Với những kết quả đạt được, hiện Thành Công vẫn đang tiếp tục hoạt động này cho đến khi dịch bệnh qua đi và các đơn hàng truyền thống quay trở lại. “Dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành tại châu Âu, Mỹ và rất nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, thời gian tới chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục hoạt động xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế vì nhu cầu cho sản phẩm này vẫn còn rất nhiều. Nhiều khách hàng từ Mỹ vẫn đang đặt vấn đề mua khẩu trang và đồ bảo hộ y tế từ công ty”, ông Tùng nói.

                



   

Sản xuất khẩu trang mang lại một số tín hiệu tốt cho doanh nghiệp dệt may. Ảnh minh họa


   

Một doanh nghiệp khác cũng đạt được những tín hiệu tích cực từ hoạt động sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế là Công ty TNHH Việt Thắng Jean. Theo ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT đơn vị này, từ đầu năm đến nay Việt Thắng Jean đã xuất khẩu hơn 20 triệu mặt hàng khẩu trang kháng khuẩn, doanh thu đạt trên 9 triệu USD. “Doanh thu dù không đáng kể so với việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thời trang nhưng hoạt động này cũng giúp chúng tôi duy trì hoạt động sản xuất. Nhờ việc sản xuất và xuất khẩu khẩu trang mà khoảng 3.600 công nhân của chúng tôi công ăn việc làm”, ông Việt nói.

Mặc dù hoạt động sản xuất và xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế giúp khá nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may trong giai đoạn dịch bệnh, nhưng với các chuyên gia trong ngành, đây chỉ nên là hoạt động tạm thời. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (Agtex) cho biết, trong thời điểm dịch bệnh không chỉ một số mà có rất nhiều doanh nghiệp chuyển sang sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế. Ước tính tới thời điểm này đã có trên 100 doanh nghiệp dệt may cả nước chuyển sang hoạt động này.

“Ban đầu hoạt động sản xuất và xuất khẩu khẩu trang là hình thức chuyển đổi tốt. Do đó có khá nhiều doanh nghiệp chuyển đổi, dẫn đến số lượng khẩu trang sản xuất ra không thể kiểm soát, trong khi không phải sản phẩm của doanh nghiệp nào cũng đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu”, ông Hồng chia sẻ.

Cũng theo ông Hồng, hiện đã có hơn 10 triệu khẩu trang sản xuất ra nhưng không tiêu thụ được. Nguyên nhân là thị trường trong nước đã bão hòa, nhu cầu mua khẩu trang của người dân cũng không còn như lúc đỉnh dịch. “Chúng ta chỉ nên coi đây là giải pháp tạm thời, nên chuyển đổi có tính toán. Đừng để đến lúc phải hô hào “giải cứu khẩu trang” trong thời gian tới”, ông Hồng nói.


[ad_2]