Xu hướng phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam

[ad_1]

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam  cho biết, phát triển bền vững đang là xu hướng được cả thế giới hướng tới trong vài thập kỷ qua. Các tổ chức đang ngày càng ý thức về việc chịu trách nhiệm cho những tác động đến môi trường, kinh tế-xã hội do mình tạo ra trong toàn bộ chuỗi giá trị và ngành dệt may Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Theo ông Vũ Đức Giang, hiện doanh nghiệp phát triển bền vững xoay quanh 3 yếu tố con người, môi trường và lợi nhuận. Nếu thiếu một trong 3 nội dung này thì doanh nghiệp không thể phát triển bền vững. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA); trong đó có 2 FTA thế hệ mới. Bên cạnh những cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào các nước trong nội khối FTA, doanh nghiệp cần có những cam kết rất cao về lao động và môi trường.

Chú thích ảnh
Sản xuất hàng sợi – may xuất khẩu của Công ty Cổ phẩn Dệt may Huế. Ảnh: Quốc Việt/TTXVN

Những cam kết này không phải dễ thực hiện khi 80% doanh nghiệp dệt may Việt Nam là vừa và nhỏ. Ngành dệt may Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu khá nhiều nguyên, phụ liệu từ nước ngoài để sản xuất xuất khẩu. Vì vậy, việc nắm bắt cơ hội, giải quyết thách thức để thúc đẩy phát triển bền vững không chỉ là mục tiêu của Chính phủ đối với ngành dệt may Việt Nam mà còn là mục tiêu chung của nhiều bên liên quan khác.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch VITAS cho hay, từ hai năm nay, VITAS đã thành lập Ủy ban Môi trường và đã tham gia mạnh vào chương trình hành động “Xanh hóa ngành dệt may” với sự phối hợp, hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế như: Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Cơ quan phát triển quốc tế Đức (GIZ), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), Ngân hàng thế giới – chương trình  nước 2030- WRG2030, Liên minh Dệt May bền vững.

Hiệp hội đã góp phần định hướng doanh nghiệp đi theo hướng sản xuất xanh, bền vững, bảo vệ môi trường và lấy đó là một tiêu chí cạnh tranh nổi bật. Đây cũng là một cách khẳng định với một số chính quyền địa phương có quan điểm cho rằng “dệt may là một ngành gây ô nhiễm”.

VITAS đã kiến nghị Bộ Công Thương trong Chiến lược Phát triển ngành dệt may Việt Nam từ nay đến 2020 và 2030 có một chương riêng cho phát triển bền vững; trong đó đưa ra các mục tiêu thật cụ thể của ngành đóng góp vào 17 mục tiêu chung về phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc. VITAS quyết tâm triển khai chương trình “Xanh hóa ngành dệt may” và vì một “Thương hiệu dệt may Việt Nam bền vững” trở thành khẩu hiệu hành động trong toàn ngành.

VITAS đã đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách quy hoạch các khu công nghiệp dệt may đủ lớn, từ 300-500ha. Tại các khu công nghiệp xây dựng khu vực xử lý nước thải phải đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn mà Nhà nước đang đặt ra đáp ứng các tiêu chí về lao động, giao thông, nguồn nước, cảng, sân bay… Sự quy hoạch có tính thực tiễn cao sẽ giúp ngành quản trị được những rủi ro về nguồn nước, môi trường, lao động đồng thời tạo động lực phát triển việc sản xuất công nghiệp phụ trợ mang lại giá trị gia tăng cho ngành.

Xoay quanh làm thế nào để doanh nghiệp dệt may phát triển, đảm bảo lợi nhuận mà không ảnh hưởng môi trường, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người lao động, ông Trương Văn Cẩm cho rằng, cần tập trung vào nhiều khâu từ trồng bông, kéo sợi, đến may mặc. Trong các khâu đó phải bắt đầu từ các dự án, nhà máy… và ngay từ đầu phải đầu tư sản xuất bền vững. Điều này cần các cơ quan liên quan, doanh nghiệp, nhãn hàng vào cuộc.

Ông Hoàng Việt, Quản lý chương trình Phát triển bền vững WWF cho biết, hiện nay khách hàng toàn cầu đang hướng tới sự bền vững môi trường khiến nhiều nhãn hàng nổi tiếng thế giới thay đổi phương thức sản xuất. Vì vậy, nếu không thay đổi phương thức sản xuất ngay từ bây giờ doanh nghiệp sẽ mất năng lực cạnh tranh và nhiều cơ hội.


[ad_2]