Ứng dụng công nghệ – Xu hướng mới cho ngành dệt may

Theo các chuyên gia, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới ngành dệt may thời trang. Áp dụng công nghệ trong mọi công đoạn sản xuất đang dần trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các DN dệt may khi tham gia vào cuộc chơi toàn cầu.

ung-dung-cong-nghe-xu-huong-moi-cho-nganh-det-may

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, tăng tốc và đổi mới là yếu tố để tạo ra nền tảng thúc đẩy nhanh trong chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Theo đó, việc ứng dụng công nghệ vào dệt may là điều cần thiết vừa giúp DN tiết kiện thời gian, chi phí và hòa nhập vào xu hướng chung của ngành.

Tại một hội thảo giới thiệu về kỹ thuật cho ngành dệt may tổ chức tại TP.HCM gần đây, ông Nam Seung Il, Giám đốc Nghiên cứu về kinh doanh thời trang thuộc Tập đoàn E-Land (Hàn Quốc) cho biết, trong ngành thời trang chất lượng và tốc độ luôn được các nhà sản xuất quan tâm, nhưng quan trọng nhất vẫn là chấtỨng dụng công nghệ là yêu cầu bắt buộc của ngành dệt may trong tình hình mới Ảnh: Nguyễn Huế liệu. Bởi vậy, đầu tư cho chất liệu là yếu tố quan trọng của ngành sản xuất vải. Hiện nay, xu hướng chất liệu vải được ứng dụng trong ngành thời trang theo hướng tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Tùy vào điều kiện thời tiết của từng địa phương mà người tiêu dùng có nhu cầu lựa chọn các sản phẩm riêng. Điển hình như Hàn Quốc và Nhật Bản, người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng các loại vải có sử dụng thêm các loại lông vũ nhằm tạo độ ấm cho người sử dụng vào mùa đông. Để đáp ứng nhu cầu về tính bảo vệ cao cho người dùng vải cần có thêm đặc tính tạo cảm giác mát mẻ khi mặc trong thời tiết nắng nóng và phải có công năng ngăn chặn tia UV từ ánh nắng mặt trời. Ngoài ra các nhà sản xuất còn ứng dụng công nghệ trong sản xuất vải để sản phẩm có thêm các tính năng khác như mau khô, chống nhăn,…

Ngoài yếu tố đẹp, người tiêu dùng còn có thiên hướng chọn những bộ trang phục tạo được cảm giác thoải mái, mát mẻ hơn, bảo vệ được sức khỏe. Để đáp ứng các nhu cầu, nhà sản xuất vải phải phát triển các công nghệ dệt vải dựa theo tính vật lý và khoa học kỹ thuật. Theo ông Nam Seung Il, các nhà khoa học đã đưa ứng dụng công nghệ lấy ánh nắng mặt trời tích hợp vào sợi vải để tạo ra sự tỏa nhiệt làm mát cho người mặc. Gần đây, các nhà sản xuất còn dùng loại chất vốn được dùng để tạo vị the mát trong kẹo singum đưa vào vải để hướng tới mục tiêu làm mát cho người mặc, sử dụng hoá chất để tạo ra tính năng xua đuổi côn trùng như muỗi cho vải. Thậm chí, phát minh công nghệ đưa mùi hương vào vải Jean theo thị hiếu của khách hàng. Cải tiến quy trình để vải Jean mỏng hơn, mềm hơn… Những công nghệ vải mới dần thay thế các loại vải cũ, như loại vải có khả năng tỏa nhiệt mà vẫn giữ ấm cho cơ thể đã dần dần dùng để may các sản phẩm giữ ấm phải cần đến lớp lót lông vũ theo kỹ thuật cũ.

 

Cũng theo ông Nam Seung Il, ban đầu, thị trường vốn chuộng loại vải coton để may các trang phục vào mùa hè và gần đây có khuynh hướng chuyển sang dùng các loại vải có công nghệ kết hợp sợi nano, giúp mau khô mồ hôi và tạo cảm giác mát mẻ trên da nhờ các sợi chỉ được sản xuất bằng công nghệ đặc biệt.

Bên cạnh việc thêm tính năng cho sản phẩm, công nghệ còn giúp các DN rút ngắn thời gian sản xuất để rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường vì theo ông Lê Quốc Ân, nguyên Chủ tịch Vitas, thời trang đang có xu hướng không còn theo mùa, mà chuyển dần sang hướng thời trang theo thời gian, vòng đời của mốt chỉ từ 4-5 tuần.

Để rút ngắn thời gian sản xuất, một công nghệ mới đang được các DN thời trang nước ngoài quan tâm là công nghệ in 3D, công nghệ này không chỉ giúp rút ngắn thời gian trong việc lên bảng vẽ mẫu chỉ cần vài giờ thay vì phải mất từ 2 đến 3 tuần mà còn rút ngắn thời gian từ vẽ phác thảo đến khách hàng duyệt chốt mẫu từ 30 đến 50 tuần xuống chỉ còn từ 5 đến 9 tuần, nhờ các thao tác chỉnh sửa có thể làm ngay là không tốn nhiều thời gian. Như vậy, các DN dệt may có điều kiện tiếp nhận nhiều đơn hàng hơn trước.

Theo các chuyên gia, dù ngành dệt may Việt Nam mới chỉ mạnh về gia công, công đoạn sản xuất vải chưa phát triển nhưng với trình độ công nghệ sản xuất ở các thị trường có ngành dệt may phát triển vốn đang là đối tác thương mại lớn của Việt Nam đã bổ trợ tích cực cho ngành dệt may trong nước. Cùng với đó, việc phân công lao động trong chuỗi sản xuất các ngành giữa các quốc gia giúp cho việc thành tựu công nghệ dễ dàng. Đây là cơ hội tốt để ngành dệt may Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới trong sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Nguồn Xaluan.com