Nguồn cầu ‘cắt’ đột ngột, 100% doanh nghiệp ngành may bị ảnh hưởng

[ad_1]

Nguồn cầu cắt đột ngột, 100% doanh nghiệp ngành may bị ảnh hưởng - Ảnh 1.

Một số doanh nghiệp ngành sợi, dệt có mức độ ảnh hưởng thấp hơn do sản xuất được vải, nguyên liệu sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ phòng dịch – Ảnh: T.V.N

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã nhận định như trên khi báo cáo đến các bộ, ngành về ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động đến toàn ngành dệt may trong giai đoạn 2, tính từ 11-3 cho đến nay.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, hai thị trường lớn nhập khẩu dệt may của Việt Nam là Mỹ, EU, chiếm lần lượt 50% và 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đã rơi vào khủng hoảng dịch bệnh, khiến nhu cầu mua sắm tại hai thị trường này đột ngột suy giảm mạnh. 

Điều đó dẫn đến việc các nguồn cầu đặt hàng từ các nhãn hàng lớn đều có động thái dừng tất cả các đơn hàng, đóng cửa hệ thống bán hàng trong tháng 3 và dự kiến kéo dài đến tận tháng 6-2020.

Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất sau các thông báo dừng đặt hàng và “hoàn toàn không có hỗ trợ gì cho doanh nghiệp trong nước khi cắt bỏ đơn hàng”, Vitas đánh giá điều này đã “ảnh hưởng trực tiếp đến gần 100% số doanh nghiệp, tùy quy mô, mức độ và đặc thù mặt hàng của doanh nghiệp”.

Ước tính chưa đầy đủ của Vitas cũng cho hay có khoảng 70% doanh nghiệp trong ngành đã giảm việc cho công nhân trong tháng 3, nhưng “đến 80% doanh nghiệp sẽ cắt giảm lao động trong tháng 4 và tháng 5 này”.

Trong khi chưa có chính sách cụ thể về miễn giảm bảo hiểm xã hội và phí công đoàn, Vitas kiến nghị Chính phủ dừng ngay việc thu từ tháng 3-2020 để giúp doanh nghiệp có nguồn tiền chi trả cho lao động thiếu việc làm. 

Đồng thời, cho doanh nghiệp ân hạn, chưa phải trả gốc và lãi các khoản vay dài hạn đến hạn phải trả năm 2020 ; kéo dài thời gian vay vốn lưu động trên 11 tháng, bao gồm cả phần đang vay do nguyên liệu về chậm, khách hàng cũng trả chậm do giãn tiến độ giao hàng…

10 kiến nghị mong Chính phủ làm ngay10 kiến nghị mong Chính phủ làm ngay

TTO – Tại cuộc họp báo trực tuyến ngày 27-3, bà Kristalina Georgieva – tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) – thừa nhận: “Rõ ràng chúng ta đã bước vào thời kỳ suy thoái, mà sẽ còn tồi tệ hơn năm 2009”…

[ad_2]