Bất chấp bóng đen COVID-19, dệt may tìm cửa sáng riêng cho giai đoạn bình thường mới

[ad_1]

Dịch COVID-19 khiến ngành dệt may bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng không vì thế mà ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn này chấp nhận thua cuộc. Thực tế khả năng phục hồi ở giai đoạn “bình thường mới” bằng những giải pháp linh hoạt, sẽ là hướng mở cho dệt may vực dậy sau dịch bệnh.

Bất chấp bóng đen COVID-19 phủ lên toàn ngành xuất khẩu, dệt may tìm cửa sáng riêng cho giai đoạn phục hồi - Ảnh 1.

Dệt may được cho là một trong những nhóm các sản phẩm có nhu cầu thiết yếu sẽ phục hồi sau dịch bệnh. Ảnh: Báo Đồng Nai.

Trái ngược sự kì vọng tăng trưởng tích cực của toàn ngành dệt may trong năm 2020, bước tiếp đà tăng trưởng cao từ năm 2019, ngành dệt may đang trải qua khó khăn thực sự khi dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực đến hầu hết các thị trường xuất nhập khẩu chủ lực của ngành.

Số liệu của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may 4 tháng đầu năm 2020 đạt 17,04 tỉ USD.

Trong đó, xuất khẩu đạt 10,64 tỉ USD, giảm 6,6%, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 6,4 tỉ USD, giảm gần 9% so với cùng kì năm 2019. Giá trị thặng dư thương mại đạt 5,38 tỉ USD, giảm 3,19% so với 4 tháng đầu năm 2019.

Trước thực tế này, trao đổi với người viết ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam đặt ra trong năm 2020 là xuất khẩu 40-42 tỉ USD nhưng khả năng năm nay sẽ lùi về con số khiêm tốn khoảng 34 tỉ.

Bởi đến nay, phần lớn doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đều bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19. Hiện đơn hàng dệt may tháng 4 và 5 của Việt Nam đã giảm khoảng 70% so với cùng kì.

Các nước châu Âu và châu Mỹ liên tiếp thực hiện biện pháp “phong tỏa”, chuỗi vận chuyển xuất khẩu gần như bị gián đoạn hoàn toàn đã khiến cho nhu cầu giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp.

Thậm chí nhiều đơn hàng đã sản xuất xong, chuyển tới cảng biển lại buộc phải quay về kho do không giao được hàng, doanh nghiệp lại gánh thêm chi phí lưu kho bãi.

Theo đó, tác động của COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 

Điển hình như Tổng Công ty May 10, theo báo cáo tài chính quí I của doanh nghiệp này, mặc dù doanh thu thuần tăng hơn 8% so với cùng kì năm trước lên 772 tỉ đồng nhưng công ty chỉ lãi 11 tỉ đồng, giảm đến 31% so với cùng kì năm trước. 

Hay với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, báo cáo tài chính quí I của công ty cho biết doanh thu thuần đạt 3.964 tỉ đồng, giảm 12% so với cùng kì năm 2019.

Ngoài ra cũng do ảnh hưởng từ COVID-19, việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ làm hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa 4 tháng đầu năm cũng giảm mạnh.

Phát biểu tại Hội nghị kết nối cung cầu, thúc đầy tăng trưởng kinh tế năm 2020, ông Bạch Thăng Long, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, năm nay do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, công ty đã bị đứt gãy nguồn cung nguyên liệu từ đầu năm.

Đến giữa tháng 4, mối nguy lớn hơn là đứt cầu đã xảy ra cũng do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các nước áp dụng lệnh phong tỏa.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu vải 4 tháng qua chỉ đạt 3,56 tỉ USD, giảm gần 13% so với cùng kì 2019. Riêng tháng 4/2020 đạt 924 triệu USD, giảm 13,5% so với tháng 3/2020.

Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, chiếm 56% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước, trong 4 tháng với giá trị nhập vải từ thị trường này đạt 2 tỉ USD, giảm 14,8% so với cùng kì năm 2019. Tính riêng tháng 4/2020 đạt 570 triệu USD, giảm 6% so với tháng 3/2020.

Nhu cầu dệt may sẽ phục hồi ở trạng thái “bình thường mới”

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Vitas, nhu cầu tiêu dùng của toàn cầu sẽ bắt đầu vào khoảng cuối quí III và đầu quí IV, theo đó sức mua của ngành hàng dệt may mới khôi phục nhẹ. Nhưng kể cả đến quí I, quí II của 2021 cũng chưa cao được. Bởi vì thất nghiệp của toàn cầu lớn quá.

“Mỹ là nước tiêu dùng lớn nhất về dệt may toàn cầu nhưng số lượng tỉ thất nghiệp đến mấy chục triệu lao động, bây giờ trợ cấp xã hội của họ chỉ đủ nuôi sống họ thôi, họ chưa thể nói đến chuyện mua sắm quần áo hay các sản phẩm phụ trợ khác cả, cho nên họ có thể sắm nhưng sức mua sẽ chỉ tăng nhẹ”, ông Vũ Đức Giang phân tích.

Thực tế sau khủng hoảng, có khả năng mọi hoạt động sẽ quay trở lại trạng thái bình thường, nhưng cũng có thể nó sẽ biến đổi thành những sự “bình thường mới”. Cụ thể, khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp, tâm lí và hành vi tiêu dùng được điều chỉnh và thay đổi trong một thời gian dài.

Đặc biệt, đối với các mặt hàng tiêu dùng, người ta dần thích nghi và làm quen với những cách chi tiêu tiết kiệm trong thời đại dịch.

“Đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến hiệu chỉnh nhu cầu sau dịch. Nếu điều này diễn ra trên diện rộng thì tổng cầu thế giới sẽ không tăng so với 2019 trong 3 – 4 năm tới vì nhận thức và hành động mang tính tiết kiệm của người tiêu dùng.

Dự báo ảnh hưởng này sẽ dẫn tới nhu cầu 2020 giảm khoảng 20%, năm 2021 vẫn thấp hơn giao dịch của năm 2019 10% và đến năm 2022 cầu mới tương ứng mức giao dịch năm 2019″, ông Nguyễn Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) nhân định trong một báo cáo mới đây của Tập đoàn .

Tuy nhiên, ông Trường cho rằng, dù hàng hóa dệt may chưa nằm ở mức thiết yếu cao như thực phẩm, thuốc men, các thiết bị bảo vệ con người… nhưng cũng thuộc nhóm các sản phẩm có nhu cầu thiết yếu.

Chính vì vậy, sau khi đại dịch COVID-19 đi qua, dệt may cũng sẽ là một trong các nhóm hàng hóa có thể phục hồi sớm.

Trong đó, vẫn đề lưu ý là ảnh hưởng của dịch COVID – 19 khiến khách hàng đang gặp khó khăn về việc làm, kể cả khi còn đang được nhận trợ cấp xã hội.

“Chính vì vậy, nhu cầu trang phục với họ là tối thiểu, hàng basic như quần áo denim, áo dệt kim, áo jacket 2-3 lớp sẽ thay cho suite, sơ mi, quần âu. Các mặt hàng cơ bản, giá rẻ sẽ phục hồi trước và chiếm tỉ lệ bán chính trong quí III, quí IV/2020.

Khả năng phục hồi các mặt hàng cao cấp phụ thuộc vào tiến trình tạo việc làm mới tại EU và Mỹ, nếu phục hồi tốt có thể hi vọng sự phục hồi mặt hàng cấp trung trở lên vào lễ Giáng sinh 2020″, đại diện Vinatex nhận định.

Tận dụng mọi cơ hội của thị trường

Thời gian qua, để “tự cứu mình”, nhiều doanh nghiệp dệt may đang triển khai chiến lược chuyển đổi thị trường tiêu thụ vào trong nước, thay đổi sản phẩm sản xuất từ may mặc sang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn và quần áo bảo hộ, số khác bắt đầu chia sẻ đơn đặt hàng và nguyên liệu thô.

Tuy nhiên, về lâu dài, phương án này không thể duy trì vì nhu cầu khẩu trang chỉ mang tính thời điểm.

Đại diện Tập đoàn dệt may Việt Nam cũng cho rằng cầu thị trường khó có thể quay về mức trước đại dịch và khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu về các sản phẩm y tế không còn, thì ngành dệt may cũng sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng.

Bất chấp bóng đen COVID-19 phủ lên toàn ngành xuất khẩu, dệt may tìm cửa sáng riêng cho giai đoạn phục hồi - Ảnh 2.

Dệt may có thể tăng giá trị sản phẩm để tận dụng ưu đãi thuế quan vì qui tắc xuất xứ được thỏa mãn tốt hơn trong các hiệp định thương mai như EVFTA. Ảnh: vrl.vn

Do đó, theo ông Trường việc cần làm ngay tại thời điểm này là tập trung đàm phán với các nhà cung cấp để chuyển nguồn cung nguyên phụ liệu về Việt Nam như Uniqlo, H&M, Zara… đáp ứng được yêu cầu xuất xứ và hưởng lợi thuế quan từ Hiệp định EVFTA.

“Bắt đầu làm các đơn hàng thử nghiệm với qui mô nhỏ nhưng đòi hỏi yêu cầu cao hơn về chất lượng. Đồng thời tiếp tục sản xuất các mặt hàng khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế trong quí II để tận dụng nhu cầu tại các thị trường nước ngoài hiện đang được dự báo vẫn ở mức cao.

Điều quan trọng nhất, đó là toàn bộ hệ thống Vinatex phải duy trì trạng thái sẵn sàng hoạt động bình thường với công suất cao ngay khi thị trường có dấu hiệu phục hồi”, ông Nguyễn Tiến Trường cho hay.

Bên cạnh đó nhiều ý kiến cho rằng chính dịch bệnh cho chúng ta những bài học và sự thay đổi ở doanh nghiệp dệt may Việt Nam, nó tạo ra một thị trường phản ứng nhanh, trong đó thị trường bán hàng online, bán hàng trên mạng trở nên phát triển hơn trong thời gian qua.

“Việc giảm, thậm chí có thời điểm giảm gần 100%, ở các hệ thống cửa hàng truyền thống, nhưng lại tăng đến 60-70% ở hệ thống bán hàng online. Thì bây giờ bắt đầu là phương pháp thay đổi rồi, không còn kiểu truyền thống như trước đây nữa”, Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang chia sẻ.

Bất chấp bóng đen COVID-19 phủ lên toàn ngành xuất khẩu, dệt may tìm cửa sáng riêng cho giai đoạn phục hồi - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) trong giai đoạn xuất khẩu còn mờ nhạt về tín hiệu hồi phục thì thị trường trong nước xứng đáng để các nhà sản xuất quan tâm và tập trung.

“Giai đoạn này là giai đoạn doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu lại chính thị trường trong nước, ổn định hệ thống, tận dụng việc chi phí vận chuyển và vận hành đang rẻ”, bà Trang nói.

Đồng thời đại diện VCCI cũng nhận định rằng thời gian tới, nếu Việt Nam thu hút được đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc sang, trong đó có ngành phụ trợ và nếu nguồn cung nguyên liệu trong nước tốt hơn thì có thể có tia lạc quan cho ngành dệt may.

Bởi khi đó, dệt may có thể tăng giá trị sản phẩm lên để tận dụng ưu đãi thuế quan vì qui tắc xuất xứ được thỏa mãn tốt hơn.

“Việc hiệp định EVFTA đi vào thực tế cũng tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội. EU là thị trường xuất khẩu lớn, trên 400 triệu dân, nhưng là khu vực có sức mua lớn thứ 2 thế giới. 

Đặc biệt, các đối thủ cung cấp hàng hóa có tính cạnh tranh với Việt Nam tại EU như Trung Quốc đều chưa có hiệp định với nền kinh tế này”, bà Trang chia sẻ.

[ad_2]