KQKD của DN dệt may gây thất vọng trong quí đầu năm và sẽ còn sụt giảm nghiêm trọng hơn trong quí II

[ad_1]

Theo VNDirect, kết quả kinh doanh quí II/2020 của các doanh nghiệp dệt may sẽ còn cho thấy những tác động nghiêm trọng hơn bởi nhu cầu giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch.

Bức tranh kinh doanh ảm đạm của DN dệt may trong quí I/2020

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may lớn trong ngành đã công bố kết quả kinh doanh quí I/2020. Trong đó, phần lớn ghi nhận chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận sụt giảm so với cùng kì năm trước.

Theo báo cáo cập nhật Ngành Dệt may của CTCP Chứng khoán VNDirect, Tổng công ty May 10 – CTCP (Mã: M10) hiện đang là doanh nghiệp có tốc độ giảm lợi nhuận lớn nhất trong quí vừa qua. Cụ thể, May 10 ghi nhận lãi ròng quí I đạt 11 tỉ đồng, tương ứng giảm 32% so với cùng kì năm trước.

Theo sau đó là CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (Mã: TCM)Công ty Đầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG) với cùng mức lãi ròng đạt 34 tỉ đồng, tương ứng giảm 21% và 10% so với cùng kì.

Ở chiều ngược lại, CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex – Mã: GIL) ghi nhận doanh thu và lãi sau thuế tăng trưởng lên tới hơn 32% so với quí I/2019…

VNDirect: KQKD của DN dệt may gây thất vọng trong quí đầu năm và sẽ tiếp tục khó khăn trong quí II - Ảnh 1.

Nguồn: VND Research, Bloomberg

Quí II sẽ còn nhiều khó khăn hơn nữa…

VNDirect: KQKD của DN dệt may gây thất vọng trong quí đầu năm và sẽ tiếp tục khó khăn trong quí II - Ảnh 2.

(Ảnh: Pháp luật dân sinh)

Ngành dệt may đã trải qua một năm 2019 đầy khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi vết thương trước đó chưa lành, thì khó khăn mang tên COVID-19 xuất hiện.

Theo VNDirect, tính từ đầu năm tới ngày 15/4/2020, giá trị xuất khẩu hàng may mặc và hàng xơ sợi giảm lần lượt 6% và gần 7% so với cùng 2019.

Trong báo cáo tác động của dịch COVID-19 đối với ngành dệt may vào cuối tháng 3, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định hai thị trường lớn nhập khẩu dệt may của Việt Nam là Mỹ, EU, chiếm lần lượt 50% và 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đã rơi vào khủng hoảng dịch bệnh, khiến nhu cầu mua sắm tại hai thị trường này đột ngột suy giảm mạnh.

Điều đó dẫn đến việc từ nửa cuối tháng 3, nhiều khách hàng lớn từ Mỹ và EU đã yêu cầu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trì hoãn đơn hàng, hoặc thậm chí hủy các hợp đồng đã kí.

Hiệp hội cũng cho biết số lượng đơn đặt hàng trong tháng 4 và tháng 5 của ngành dự báo sẽ giảm khoảng 70%; đơn đặt hàng mới từ tháng 6 trở đi thì chưa được đàm phán và sự phục hồi về số lượng đơn đặt hàng vào cuối năm 2020 dự kiến sẽ rất chậm.

VITAS nhấn mạnh: “Điều đáng lo ngại nhất là sau các thông báo dừng đặt hàng, hoàn toàn không có hỗ trợ gì cho doanh nghiệp dù họ đã đổ tiền mua nguyên phụ liệu.

Và việc này đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến gần 100% DN dệt may, tùy qui mô, mức độ và đặc thù mặt hàng của DN.”

Do đó, theo quan điểm của VNDirect, kết quả kinh doanh quí II/2020 của các doanh nghiệp dệt may sẽ còn cho thấy những tác động nghiêm trọng hơn bởi nhu cầu giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch.

[ad_2]