Đơn hàng cải thiện, có thể hoạt động hết công suất trong quý IV

[ad_1]

Ngày 22/6, Công ty Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2020. Tại đây, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2020 gồm doanh thu 1.798 tỷ đồng, giảm 19% so với mức thực hiện năm 2019. Lợi nhuận sau thuế là 130 tỷ đồng, giảm 39%.

Năm 2019, công ty đạt doanh thu 2.229 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 214 tỷ đồng. Dựa trên kết quả kinh doanh như vậy, công ty chốt cổ tức năm 2019 sẽ chia theo hình thức tiền mặt, tỷ lệ 15%. 

Tại phiên thảo luận, lãnh đạo công ty chia sẻ nếu không có dịch Covid-19 thì lợi nhuận năm 2020 dự kiến 230 tỷ đồng. Quý I, lợi nhuận đạt gần 60 tỷ đồng nhưng do trích lập dự phòng lỗ tỷ giá 8 tỷ đồng nên lợi nhuận thuần còn 52 tỷ đồng. Điều quan trọng nhất là những lúc khó khăn nhất công ty vẫn sống sót và không bị lỗ.

Dựa trên tình hình dịch bệnh, công ty đặt kế hoạch hòa vốn trong quý II. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, Sợi Thế Kỷ dự kiến có lãi dù không nhiều. Doanh thu có thể đạt 40-50% so với trước đây với công suất hoạt động hiện là 60%.

Về đơn hàng, Sợi Thế Kỷ chỉ nhận theo từng tháng do đặc thù kinh doanh (giá bán tùy thuộc vào tình hình giá nguyên vật liệu). Hiện công ty đang nhận đơn hàng cho tháng 7, tình hình đơn tháng 8, tháng 9 dự kiến cải thiện. Quý IV, công ty dự kiến có đủ đơn hàng để chạy hết công suất.

Doanh nghiệp ngành sợi này đã chào hàng mẫu tới EU, nhắm vào mảng sợi dành cho ôtô do quy mô ngành dệt may ở đây còn nhỏ. Khách hàng mục tiêu là các nhà máy sản xuất vải ở Bỉ, Séc, Tây Ban Nha. Sợi Thế Kỷ có bộ phận phát triển doanh nghiệp lấy số liệu nhập khẩu sợi của từng nước để xác định thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, công ty cần thời gian để phát triển thị trường. Trước đó, doanh nghiệp đã mất 2 năm để phát triển thị trường Mỹ.

EVFTA quy định hàng may mặc phải làm từ vải trong nước thì mới được hưởng ưu đãi về thuế. Do đó, nhu cầu về sợi trong nước có thể tăng lên. Sản phẩm sợi cũng được hưởng ưu đãi giảm thuế từ 4% xuống 0% ngay trong năm đầu tiên. 

Trong đợt dịch, nhiều doanh nghiệp ngành sợi đã sản xuất thêm khẩu trang, đồ bảo hộ. Tuy nhiên, Sợi Thế Kỷ bị một số rào cản ngành nghề nên không thể chuyển hướng kinh doanh. Chiến lược của Sợi Thế Kỷ là kiên định với mảng sợi tái chế, hướng tới sự khác biệt hóa, giảm bớt sản phẩm phổ thông, chú trọng các sản phẩm có đặc tính kỹ thuật cao. Đây là chiến lược trung, dài hạn của công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ kết hợp, liên minh với các thương hiệu lớn để duy trì kết quả kinh doanh tốt trong nhiều năm.

Khi được hỏi về tác động của dịch đến các dự án hợp tác sợi dệt may, ban lãnh đạo cho biết dịch Covid-19 không ảnh hưởng tới tiến độ của dự án vì bên sản xuất hàng may mặc đang trong giai đoạn xây dựng. Công ty đã có sẵn nhà máy để cung cấp sợi khi đối tác cần.

Tiếp tục hợp đồng với Unifi

Chia sẻ về cạnh tranh trong ngành sợi, ban lãnh đạo cho biết ở Việt Nam ngoài một số nhà sản xuất nhỏ còn có 4 nhà sản xuất sợi lớn. Formosa và Sợi Thế Kỷ làm sản phẩm có chất lượng tốt và cạnh tranh với nhau. Hualon và Billion sản xuất sản phẩm đại trà, chất lượng thấp hơn. Ưu thế của Formosa là tập đoàn lớn, có nguồn lực về tài chính và nhân lưc. Để khắc phục điểm yếu về năng lực phát triển sản phẩm mới, Sợi Thế Kỷ tuyển 1 chuyên gia người Đức vào vị trí Phó Tổng giám đốc phụ trách công nghệ và kỹ thuật nhưng hiện chưa thể sang Việt Nam do dịch Covid-19. Ưu thế của Sợi Thế Kỷ là giá vốn và giá thành (Formosa có chi phí cao hơn do sử dụng nhiều chuyên viên kỹ thuật nước ngoài hơn).

Sợi Thế Kỷ và Formosa có thể phát triển ở phân khúc khách hàng của Hualon và Billion nhưng không triển khai vì giá quá thấp. Ngược lại, Hualon và Billion khó cạnh tranh vào phân khúc thị trường mà Sợi Thế Kỷ và Formosa đang chiếm giữ.

Về đối tác Unifi, đầu năm 2022 là thời điểm gia hạn hợp đồng thêm 36 tháng. Trong hợp tác này, cả 2 bên đều có lợi nên công ty sẽ tiếp tục gia hạn và tin tưởng hợp đồng sẽ được tiếp tục vù Unifi là đối tác uy tín.

Trước lo ngại Unifi tự kéo sợi từ PET flake thay vì làm hạt chip để bán cho Sợi Thế Kỷ, đại diện công ty cho biết việc sản xuất sợi trực tiếp từ quá trình nung chảy mảnh vỡ PET flake tái chế không dễ vì tạp chất sẽ làm hỏng sợi, cần phải làm thành chip rồi lọc tạp chất thì mới kéo thành sợi.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng hợp tác với Formosa, VNPoly để yêu cầu Bộ Công Thương khởi kiện chống bán phá giá 4 nước gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia. Bộ Công Thương đã ký quyết định điều tra vào tháng 4. Dựa trên hồ sơ mà các bên cung cấp, Bộ sẽ xác định mức thuế chống bán phá giá phù hợp. Theo hồ sơ đề nghị khởi kiện thì biên độ bán phá giá của các công ty Trung Quốc từ 17% đến 47,56%.

Công ty đang sản xuất sợi màu đen, xám. Lý do chưa làm các màu khác do khối lượng nhu cầu không nhiều nên công ty sẽ sản xuất xuất trong 1 – 3 năm tới. Xu hướng của các thương hiệu là sản xuất sợi màu làm từ nguyên liệu tái chế, sản phẩm bảo vệ môi trường nguyên liệu xanh và quy trình sản xuất xanh. Đây là ưu thế của công ty cũng là triển vọng tăng trưởng trong trung, dài hạn.

Doanh nghiệp cũng cho biết khuyết điểm của sợi màu là thiếu linh hoạt và không tươi như thuốc nhuộm và ưu điểm là bảo vệ môi trường và giá hợp lý. 

[ad_2]