[ad_1]
Bộ Công Thương vừa ban hành thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để hàng hóa xuất khẩu đi EU được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Dệt may là một trong những ngành hàng được hưởng lợi rất lớn khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Ảnh minh họa
Theo đó, ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đi vào thực thi, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU sẽ được cấp C/O mẫu EUR.1 theo quy định tại thông tư này và hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA.
Việc cấp C/O mẫu EUR.1 cho hàng hóa xuất khẩu đi EU theo EVFTA được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi do Bộ Công Thương ủy quyền.
Bộ Công Thương cho biết, so với các FTA mà Việt Nam đang tham gia thì quy tắc xuất xứ trong EVFTA có nhiều điểm mới và phức tạp hơn.
Một số điểm mới có thể kể đến như một số mặt hàng dệt may, mực và bạch tuộc chế biến được phép cộng gộp xuất xứ với nguyên liệu từ nước không phải thành viên Hiệp định, cơ chế chứng nhận và xác minh xuất xứ hàng hóa xuất xứ, chia nhỏ hàng hóa ở nước thứ ba ngoài Hiệp định, điều khoản đặc biệt về lãnh thổ…
(PLO)- Sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đi vào thực thi, dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hàng của Trung Quốc.
[ad_2]