COVID-19 khiến ngành dệt may “lâm nguy”

[ad_1]

Khảo sát với hơn 3.100 doanh nghiệp dệt may Việt Nam cho thấy, 4 tháng đầu năm, doanh thu của các doanh nghiệp này đã giảm từ 60 – 80%, tỷ lệ huỷ đơn hàng từ 30 – 70% so với cùng kì 2019. Các thị trường tiêu thụ truyền thống như Mỹ, châu Âu chưa trở lại đã khiến ngành may mặc gần như “ôm trọn” rủi ro kinh doanh.

Tính đến hết tháng 5/2020, xuất khẩu may mặc của Việt Nam đạt 10,56 tỷ USD, giảm hơn 13,6% so với cùng kì năm ngoái. Xét theo các thị trường xuất khẩu chủ chốt, xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm 14,9%, thị trường EU giảm 19%. Hai thị trường này đã chiếm tới gần 60% giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.

COVID-19 khiến ngành dệt may lâm nguy - Ảnh 1.

Các thị trường tiêu thụ truyền thống như Mỹ, châu Âu chưa trở lại đã khiến ngành may mặc gần như “ôm trọn” rủi ro kinh doanh.

Về đầu vào nguyên liệu, đến hết tháng 5, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may và da giày đạt 8,53 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm nhập khẩu này cũng cao hơn nhiều mức giảm 4,6% của toàn bộ ngành kinh tế, phản ánh sự đứt gãy đầu ra tác động tiêu cực thế nào đến nhập khẩu của đầu vào.

Đáng chú ý, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu vẫn đang là điểm nghẽn lớn nhất để cải thiện giá trị cho ngành. Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gần 60% vải, 55% sợi và 45% phụ liệu. Hai thị trường nhập khẩu nguyên liệu chủ chốt chiếm tới 80-85% giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu toàn ngành.

Tuy gặp “nguy”, nhưng không nhiều doanh nghiệp dệt may được tiếp cận với các giải pháp hỗ trợ. Theo khảo sát dựa trên 3.143 doanh nghiệp dệt may về mức độ thụ hưởng từ các biện pháp hỗ trợ được nêu trong Chỉ thị 11 của Thủ tướng, chỉ có 113 (3,6%) doanh nghiệp đã tiếp nhận được chính sách hỗ trợ. Trong khi đó có tới gần 60% doanh nghiệp đã biết thông tin nhưng vẫn chưa biết đầu mối để tiếp cận.

COVID-19 khiến ngành dệt may lâm nguy - Ảnh 2.

Không nhiều doanh nghiệp dệt may được tiếp cận với các giải pháp hỗ trợ thuế.

Hơn nữa, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc giãn, giảm thuế không có nhiều tác dụng tích cực. Bởi lẽ, doanh nghiệp dệt may chủ yếu xuất khẩu nên sẽ không có thuế giá trị gia tăng (VAT). Đa số doanh nghiệp dệt may không có lợi nhuận nên thực chất không được hưởng lợi nhiều.

Một trong những khó khăn khác đối với ngành dệt may là thiếu phân khúc sản xuất vải và đứt chuỗi cung ứng. Được biết, dệt may sẽ là ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực.

Tuy vậy, để hưởng ưu đãi, doanh nghiệp Việt phải thực hiện quy tắc xuất xứ tương đối chặt với yêu cầu “từ vải trở đi”. Vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc các nước thành viên EU, nước có ký kết FTA với EU.

COVID-19 khiến ngành dệt may lâm nguy - Ảnh 3.

Để hưởng ưu đãi từ EVFTA, doanh nghiệp Việt phải thực hiện quy tắc xuất xứ tương đối chặt với yêu cầu “từ vải trở đi”.

Quy định của EVFTA có thể mở đường cho các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi chiến lược nguồn cung vì Việt Nam có thể tăng cường nhập nguyên liệu từ những nước đã có FTA với Liên minh Châu Âu (EU) để đảm bảo quy tắc xuất xứ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thực tế có thể không dễ dàng như vậy, khi giá nhập khẩu từ một nơi có thể giúp hàng Việt Nam đươc hưởng ưu đãi xuất xứ vào Châu Âu (ví dụ như Hàn Quốc) có giá cao hơn 15-20% so với nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tình trạng ngành dệt may chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu vải còn có lý do từ một số địa phương không tiếp nhận dự án dệt nhuộm vì lo ngại ảnh hưởng đến môi trường.

COVID-19 khiến ngành dệt may lâm nguy - Ảnh 4.

Nguồn cung đứt gãy cũng là nguyên nhân khiến ngành dệt may lâm nguy.

Theo ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), có địa phương còn thẳng thừng từ chối dự án với vốn cam kết lên đến cả trăm triệu USD vì e ngại sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp dệt may trong nước, vì sẽ không thỏa các điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan khi sản xuất hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường châu Âu.

COVID-19 khiến ngành dệt may lâm nguy - Ảnh 5.

Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas)

Do đó, ông Cẩm cũng kiến nghị, Bộ Công Thương xây dựng chiến lược ngành dệt may càng sớm càng tốt, quy hoạch các dự án theo địa bàn và phải xử lý, kiểm soát chặt chẽ về môi trường.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

[ad_2]