Những con số tăng trưởng âm của ngành dệt may

[ad_1]

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bốn tháng đầu năm 2020 ước đạt trên 17 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 10,64 tỉ USD, giảm 6,6%, nhập khẩu nguyên phụ liệu giảm gần 9% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo Công ty Chứng khoán VnDirect, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt ở Trung Quốc, tạo điều kiện cho 90% các nhà máy hiện đã hoạt động trở lại, góp phần khôi phục 85%-90% nguồn cung ứng nguyên liệu cho ngành dệt may thế giới. Do đó, sự gián đoạn chuỗi cung ứng không còn là một vấn đề lớn. 

Tuy nhiên, sự lây lan đáng báo động của đại dịch ở Mỹ và các nước trong khối EU đã dẫn đến nhu cầu đối với các sản phẩm thời trang ở hai thị trường trên giảm mạnh, kìm hãm tăng trưởng bán lẻ toàn cầu. Các biện pháp phong tỏa ở nhiều quốc gia sẽ để lại tác động nghiêm trọng hơn đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong quý II-2020. 

Về dài hạn, các Hiệp định thương mại EVFTA và CPTPP vẫn là các yếu tố hỗ trợ cho ngành dệt may. Tuy nhiên, nút thắt trong khâu sản xuất vải và sự phục hồi sau dịch vẫn là vấn đề cần giải quyết để có thể có những bước tiến xa hơn.

Tại hội thảo trực tuyến “Xuất khẩu dệt may trong bối cảnh COVID-19 và Giải đáp quy định về CE và FDA” vừa tổ chức đầu tuần, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết: Dịch bệnh đã khiến xuất nhập khẩu toàn bộ các mặt hàng liên quan đến ngành dệt may rơi vào tăng trưởng âm. Xuất khẩu hàng may mặc âm hơn 18%, hàng xơ sợi âm 24%, vải không dệt âm 56,5%, bông giảm 7,98%, vải nhập khẩu giảm 10,99%, nguyên phụ liệu giảm 5,2%.

“Nhiều doanh nghiệp đã ứng phó bằng cách sản xuất khẩu trang để giữ lao động nhưng con số xuất khẩu 63 triệu USD khẩu trang thời gian qua là rất nhỏ so với con số xuất khẩu bình quân 40 tỉ USD hằng năm của ngành dệt may” – ông Cẩm cho biết.

Theo VITAS, từ nửa cuối tháng 3, nhiều khách hàng lớn từ Mỹ và EU đã yêu cầu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trì hoãn đơn hàng hoặc thậm chí hủy các hợp đồng đã ký. Số lượng đơn đặt hàng trong tháng 4 và tháng 5 của ngành dự báo sẽ giảm khoảng 70%. Đơn đặt hàng mới từ tháng 6 trở đi thì chưa được đàm phán và sự phục hồi về số lượng đơn đặt hàng vào cuối năm 2020 dự kiến sẽ rất chậm.

“Trong năm 2020, kịch bản tích cực nhất được là xuất khẩu đạt khoảng 35 tỉ USD giảm 10% so với năm trước, và kịch bản hiện thực là khoảng 33,5 tỉ USD, kịch bản thấp, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 30-31 tỉ USD” – VITAS cho biết. 

'Không cấp cứu kịp thời, doanh nghiệp sẽ tắt thở'
‘Không cấp cứu kịp thời, doanh nghiệp sẽ tắt thở’

(PLO)- Được xem là đối tượng tổn thương nặng nề nhất trong đại dịch COVID-19 nhưng hiện các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ vẫn khó tiếp cận chính sách ưu đãi.



[ad_2]