Ba cô không chồng Vui-Tươi-Tỉnh mấy chục năm gìn giữ nghề dệt chiếu cói thủ công đang dần biến mất, có tiền cũng chưa chắc mua được

[ad_1]

Chúng tôi tìm đến một hộ gia đình có truyền thống 3 đời dệt chiếu cói thủ công ở phố Phú Vinh (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).

Hỏi ra mới biết, toàn huyện này hầu như các gia đình đã “giải nghệ”, còn gia đình 3 cô (Vui  – Tươi – Tỉnh) dòng họ Nguyễn hiện vẫn bám trụ lấy nghề dệt chiếu cực kỳ hiếm hoi và rất đặc biệt.

3 “cô” tâm sự về nghề chiếu cói thủ công với nhiều công đoạn cầu kỳ

Trò chuyện với chúng tôi, cô Vui rất phấn khởi bày tỏ mong muốn: “Nếu như thế hệ các em mà nối tiếp nghề này thì sẵn sàng tặng cho một bộ đồ nghề. Chứ, thời đại này chẳng còn mấy người làm thủ công, vài năm nữa muốn mua chiếc chiếu dệt tay như thế này không có ở đâu làm”.

Đưa chúng tôi đến ngôi nhà hơn 3 chục năm, cũng chính bằng ấy năm thế hệ cô Vui nối nghề của cha mẹ và ông bà để lại. Người phụ nữ không chồng ngồi lên chiếc ghế mòn gắn liền dàn đay cùng chiếc khay, cô giới thiệu tỉ mỉ từng khâu đoạn hình thành ra một sản phẩm. Bên cạnh là cô Tươi (người lùa cói), hai người phụ nữ nhịp nhàng, uyển chuyển từng động tác mềm mại không nhỡ một sợi cói nào để dần hình thành tấm chiếu cải “ô bàn cờ” trông rất đẹp mắt.

Ba cô không chồng Vui-Tươi-Tỉnh mấy chục năm gìn giữ nghề dệt chiếu cói thủ công đang dần biến mất, có tiền cũng chưa chắc mua được - Ảnh 2.

Chiếu cói ‘Hạnh Phúc’ – có tiền chưa chắc đã mua được

Chia sẻ về ‘đặc sản’ hiếm vẫn còn tồn tại, cô Vui kể rằng; hơn 30 năm trước nghề chiếu cói phát triển đại trà, các hộ dân chủ yếu làm ra để xuất đi nước ngoài và sử dụng trong gia đình, hoặc các nơi như đình, chùa và các nhà thờ.

Không hiểu vì sao sau đó gần như nghề này bị mai một, đến bây giờ chủ yếu là hàng đặt, có nghĩa là nếu có nhu cầu mua chiếu thì phải đặt từ nhiều ngày trước.

Cói phải được phơi 7 nắng

Cói phải được phơi 7 nắng, ngâm nước 12 tiếng rồi mới dùng để dệt chiếu được có thể đem đi nhuộm và dệt

Tuy vậy, ngày công của những người làm nghề này không đáng bao nhiêu: “Có lẽ vì đi làm công nhân còn được 5 đến 7 triệu/ tháng, làm nghề này hết công suất mới được khoảng 100 ngàn/ người nên không ai giữ làm gì”.

Tiếp lời người chị gái, cô Vui kể; “Cói mua từ lúc tươi có màu xanh, mang ra phơi 7 nắng. Sau đó lại ngâm xuống khoảng 12 tiếng đồng hồ vớt lên phơi tiếp rồi mới đưa vào nhuộm”.

Theo lời cô Mừng, việc chuẩn bị vật liệu trước khi chị em đưa vào khung dệt mất rất nhiều thời gian, mỗi người một công đoạn. Trong khi đó, để được chiếc chiếu có họa tiết, cải chữ thì phần nhuộm cói cực kỳ quan trọng.

Cô Vui có kinh nghiệm nhuộm cói rất giỏi

Cô Vui có kinh nghiệm nhuộm cói giữ được màu sắc rất bền

Cô Vui bảo; chẳng có thể loại hoa văn nào mà các cô không cải được, muốn sản phẩm chất lượng thì phải có kinh nghiệm và dành toàn tâm toàn ý cho nó.

“3 chị em cùng làm nhưng riêng phần nhuộm thì chỉ có cô mới làm được, cô chuyên làm việc này nên có kinh nghiệm. Không phải ai cũng ‘căn’ được đoạn nào nhuộm, đoạn nào để trắng, hoặc pha màu cũng rất cần kinh nghiệm, nếu không khéo thì nó rất dễ phai màu”.

Những công đoạn dệt chiếu đòi hỏi tay nghề cao của người thợ

Còn cô Tỉnh, là người em gái út trong nhà, “cô gái” nổi tiếng ở địa phương được người dân biết đến vì khêu sài, châm cứu rất giỏi. Thế nhưng không thể rời hai chị gái để chuyển nghề, vì thấy công việc của hai chị vất vả. Đúng như vậy, tuần vừa qua công việc của 3 cô dừng hẳn, bởi vì cô Tỉnh ốm, khiến các đơn hàng bị dồn lại.

“Hai bà chị cứ bảo là, nếu mà dì không hỗ trợ thì chúng tôi cũng bỏ nghề. Đúng là hợp nhau nên bây giờ mình mà không theo nghề này thì hai chị cũng nghỉ thật. Chỉ lúc nào có ai nhờ khêu sài cho trẻ, hoặc bấm huyệt thì đi giúp cho họ, còn lại là ở nhà làm chiếu với các chị”, người phụ nữ tâm sự.

3 cô không chồng gìn giữ nghề thủ công đang dần biến mất

Gọi là 3 “cô” bởi vì những người phụ nữ này đều không xây dựng gia đình, ở cùng một gia đình nhưng họ rất thương yêu và hợp tính tình của nhau.

Ông bà cố sinh được 7 người con, trong đó chị cả và 3 người con trai đều đã xây dựng gia đình và ở riêng, ở lại trong ngôi nhà bố mẹ để lại chỉ có 3 cô không chồng.

Ba cô không chồng Vui-Tươi-Tỉnh mấy chục năm gìn giữ nghề dệt chiếu cói thủ công đang dần biến mất, có tiền cũng chưa chắc mua được - Ảnh 6.

“Lúc bắt đầu làm cái nhà này (hơn 30 năm trước) để dệt chiếu, cũng là lúc mẹ của cô ốm bệnh, các cô thương mẹ nên ở vậy chăm sóc. Dù có nhiều chỗ đến hỏi lắm, nhưng nói thật ‘cô thấy nhiều cặp không có hạnh phúc’ nhìn thấy các hình ảnh đó khiến các cô không mong muốn gì”, cô Vui chia sẻ.

Nói đến đây, cô Vui tiếp lời: “Nhà cô lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười, người ta bảo bát đũa còn có lúc xô, nhưng các cô thì chưa bao giờ có chuyện cãi nhau, nhà cô lúc nào cũng có nhiều người hàng xóm lui tơi trò chuyện”.

3 cô nhẩm rằng; nếu không có thế hệ nối tiếp nghề, có lẽ chỉ vài năm sau trên thị trường sẽ vắng bóng những chiếc chiếu cói vuông vắn được hình thành bằng thủ công và thân thiện. 

3 cô nhà luôn đầy ắp tiếng cười

3 “cô” nhà luôn đầy ắp tiếng cười

[ad_2]