Lợi ích của FTAs đối với ngành dệt may Việt Nam vẫn chỉ tồn tại trên lý thuyết

[ad_1]

Chương trình nghiên cứu chiến lược Mekong – Trung Quốc (MCSS) hôm 29/6 đã công bố báo cáo “Dệt may Việt Nam: Tác động của Covid-19 và xa hơn nữa”. Báo cáo đã chỉ ra một loạt khó khăn của ngành dệt may Việt Nam liên quan đến các FTA.

Cụ thể, nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu ngành dệt may hiện đang có giá trị khoảng 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc; trong đó, 70% vải nhập khẩu phục vụ cho mục đích may xuất khẩu. Như vậy, chi phí cho nhập khẩu nguyên phụ liệu đang chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp.

“Sản xuất vải đang là ‘nút thắt cổ chai’ của ngành dệt may Việt Nam”, báo cáo viết.

Cũng theo báo cáo, ngành dệt may Việt Nam không có chuỗi cung ứng đầy đủ nên rất khó tận dụng lợi thế của các FTA. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tận dụng FTA của Việt Nam rất thấp là không tự chủ được vấn đề xuất xứ hàng hóa.

Ghi nhận đến năm 2020, Việt Nam đã ký và có 12 FTA có hiệu lực, 1 FTA đợi phê chuẩn và đang đàm phán 3 FTA khác. Việc kí kết FTA (song phương và đa phương) đem lại cho ngành dệt may những ưu thế cạnh tranh xuất khẩu vô cùng to lớn.

Chẳng hạn, thuế suất áp dụng đối với ngành dệt và nguyên liệu, với ngành may trung bình là 0 – 5% (trong khi đó theo quy chế của WTO, thuế suất với ngành dệt và nguyên liệu trung bình là 12% và với ngành may mặc là 25%).

Mặc dù lợi ích lớn như vậy, nhưng đến nay, các lợi thế này chỉ tồn tại về mặt lý thuyết. Số liệu cho thấy tỷ lệ tận dụng FTA của Việt Nam chỉ đạt trung bình 30 – 35%. Nghĩa là Việt Nam chỉ mới tận dụng được 1/3 lợi ích từ các FTA đã có hiệu lực.

Theo đánh giá của MCSS, Việt Nam không dễ dàng tận dụng được ưu đãi của các FTA thế hệ mới như EVFTA hay trước đó là CPTPP.

Cụ thể, quy định của EVFTA có thể thay mở đường cho các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi chiến lược nguồn cung vì Việt Nam có thể tăng nhập nguyên liệu từ những nước đã có FTA với Liên minh châu Âu (EU) để đảm bảo quy tắc ROO. Tuy nhiên, quá trình thực hiện trên thực tế có thể không dễ dàng như vậy khi giá nhập khẩu từ một nơi có thể giúp hàng Việt Nam được hưởng C/O vào châu Âu (ví dụ nhập khẩu từ Hàn Quốc) có giá cao hơn 15 – 20% so với nhập khẩu từ Trung Quốc.

Với thị trường các nước thành viên CPTPP, MCSS cũng đánh giá Việt Nam chưa khai thác được các thị trường tiềm năng trong khối như Mexico, Newzealand, Canada, Australia. Đặc biệt, Australia, Canada là hai thị trường có quy mô sử dụng hàng dệt may khá lớn, khoảng 10 tỷ USD/năm, trong khi thị phần xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào 2 thị trường này còn nhỏ, chỉ khoảng 500 triệu USD/năm.

Với thị trường Canada, MCSS nhận định cơ hội xuất khẩu hàng may mặc có dư địa cao (hiện mới chiếm 7% tổng thị phần nhập khẩu của Canada) vì nhiều công ty phân phối dệt may hàng đầu thế giới có trụ sở tại Canada. Đặc biệt khi thuế nhập khẩu mặt hàng này vào Canada sẽ giảm xuống còn 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi.

Với Mỹ, mức thuế suất hàng dệt may vào Mỹ vẫn ở mức rất cao. Mặc dù là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng thuế suất mà hàng may mặc Việt Nam bị áp tại Mỹ vẫn ở mức rất cao (17,5%) so với các thị trường khác, đặc biệt là những thị trường mà Việt Nam đã kí FTA song phương hoặc đa phương…


[ad_2]