78% nhà máy dệt may không tuân thủ giờ làm thêm hàng tháng

[ad_1]

Tuân thủ các quy định về lao động là thách thức lớn đối với ngành dệt may Việt Nam. Ảnh: I.T.

Cũng theo báo cáo thường niên mới nhất của chương trình Better Work Việt Nam (thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế) 50% nhà máy được đánh giá không đủ số nhân viên và trang thiết bị y tế, gặp khó khăn về số lượng cán bộ y tế có kiến thức chuyên môn. Trong đó, tiêu chí quan trọng mà các doanh nghiệp chưa đáp ứng được là phải có ít nhất một bác sĩ hoặc dược sỹ tại nhà máy có từ 300 công nhân trở lên, kể cả giờ tăng ca.

Theo Better Work Việt Nam, doanh nghiệp cần phải thành lập một cơ sở y tế được cấp phép. Bên cạnh đó, để đảm bảo đầy đủ cán bộ y tế trực, kể cả trong lúc tổ chức làm thêm giờ, các doanh nghiệp được khuyến khích hợp tác với các bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần đó. Một trong những vi phạm phổ biến là doanh nghiệp không thuê tuyển được cán bộ y tế có đủ bằng cấp và kinh nghiệm chuyên môn.

Báo cáo của Better Work Việt Nam cũng cho thấy, 31% nhà máy được đánh giá chưa có hệ thống báo cháy hoạt động hiệu quả.

Hệ thống phát hiện và báo cháy không hoạt động ổn định là vấn đề lớn về tuân thủ pháp luật tại các nhà máy. Trong năm 2019, Better Work Việt Nam đã ghi nhận các doanh nghiệp đã có ý thức tốt hơn về vấn đề này. Trong khi phần lớn các nhà máy đã lắp đặt hệ thống phát hiện và báo cháy đạt tiêu chuẩn, nhiều đơn vị lại không thường xuyên kiểm tra và duy trì hệ thống. Chính vì vậy hệ thống không vận hành ổn định khi được kiểm tra tại thời điểm đánh giá.

Nhằm giảm tỷ lệ không tuân thủ xuống thấp, theo Better Work Việt Nam, các nhà máy cần tập trung vào việc kiểm tra, bảo dưỡng cẩn thận và thường xuyên hơn để đảm bảo các chức năng vận hành liên tục.

Doanh nghiệp dệt may buộc phải đảm bảo các quy tắc về lao động để nâng cao uy tín với đối tác EU. Ảnh: I.T.

Hiện ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất, doanh thu chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành may mặc sử dụng khoảng 2,8 triệu lao động, trong đó 80% là phụ nữ (Số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam-VITAS).

Trong năm hoạt động thứ 11 của chương trình Better Work Việt Nam, mặc dù một 363 nhà máy dệt may tham gia chương trình đã có những cải tiến đáng kể trong các lĩnh vực như minh bạch thang bảng lương và hồ sơ giờ làm việc, đối thoại tại nơi làm việc và tự do hiệp hội và thương lượng tập thể, nhận thức về các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới giữa người lao động và về các đoàn thể được nâng cao.

Trong khi đó, vẫn còn tồn tại những thách thức như làm thêm giờ quá mức và an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cần khắc phục. Việc thúc đẩy thực hành có trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dệt may có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh Hiệp định EVFTA sắp đi vào thực thi.

Trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, 22,7% kim ngạch còn lại sẽđược xóa bỏ sau 7 năm.

Tuy nhiên, bên cạnh yêu cầu về quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) của ngành dệt may Việt Nam, EU rất chú trọng đến việc thực thi trách nghiệm xã hội của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không tuân thủ đầy đủ các quy định cơ bản về lao động, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội vàng để hưởng lợi thuế quan từ EVFTA.


[ad_2]