[ad_1]
Xuất khẩu thép vào thị trường EU: Đòi hỏi cao nhất là chất lượng Nông sản Việt vào thị trường EU: Tăng chất để vượt hàng rào phi thuế quan |
Chia sẻ về những cơ hội do các FTAs mang lại tại Hội nghị Tọa đàm “Nâng cao chất lượng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” góp phần phục hồi nhanh và phát triển nền kinh tế nước nhà sau đại dịch Covid- 19” diễn ra ngày 19/6, ông Lê Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) – cho hay, thực tế 1 năm thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho thấy rất rõ kết quả tích cực này.
Trong 11 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các thành viên đã thực thi CPTPP có tốc độ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước, tập trung vào các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thủy sản; và hàng dệt, may. Đặc biệt, cán cân thương mại đến từ hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và 2 nước chưa có quan hệ FTAs với Việt Nam là Canada và Mexico lên tới 4,7 tỷ USD, chiếm gần 50% mức thặng dư thương mại của Việt Nam trong năm 2019.
Doanh nghiệp cần phát huy tối đa sự chủ động để tận dụng các cơ hội từ FTAs |
Đối với EVFTA, hiện tại, xuất khẩu của Việt Nam mới đạt gần 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU. Trong số đó, chỉ khoảng hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được hưởng mức thuế 0%, kể cả các mặt hàng thuộc Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Đây là con số còn rất khiêm tốn so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam cũng như quy mô thị trường của EU. Với cam kết cắt giảm thuế trong Hiệp định EVFTA và đặc thù là cơ cấu thương mại bổ sung mạnh mẽ, tiềm năng để hai bên phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế – thương mại sau khi có FTA là rất lớn.
Theo nghiên cứu của cơ quan chức năng, FTA giữa Việt Nam và EU sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm bình quân 6,7% giai đoạn 5 năm đầu thực hiện, 13% giai đoạn 5 năm tiếp theo và 20% giai đoạn 5 năm sau đó. Đối với xuất khẩu của Việt Nam, lợi ích của ta được đảm bảo ở mức cao, đặc biệt đối với thủy sản, dệt may, giày dép và nhiều mặt hàng nông sản quan trọng.
Các FTAs còn giúp thúc đẩy quá trình cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh. Đa dạng hóa quan hệ kinh tế, thương mại, đặc biệt giúp đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực, giúp nền kinh tế ứng phó tốt hơn với các biến động bên ngoài. Đây là yếu tố then chốt giúp ta nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Các nước thành viên CPTPP và EU chiếm lần lượt 13,5% và 22% GDP toàn cầu. Với quy mô GDP và kim ngạch thương mại này, tham gia các FTA này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp khi chuỗi cung ứng mới hình thành… Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 – 10 năm tới.
Ông Lê Chung Khanh cho biết thêm, gần đây, nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài đã đầu tư dự án mới hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam trong các lĩnh vực như sản xuất sợi, dệt may, giày da, chế biến gỗ… để đón đầu các FTAs mà Việt Nam đàm phán, trong đó có CPTPP và EVFTA. Với quy mô và tiềm năng của các luồng đầu tư này, Việt Nam có cơ hội trở thành điểm trung chuyển, kết nối các hoạt động thương mại – đầu tư của các đối tác lớn tại khu vực ASEAN…. Ngoài ra, các FTAs còn giúp thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu hút công nghệ nguồn.
Bên cạnh những cơ hội, sức ép cạnh tranh là vấn đề đầu tiên đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các FTAs. Bên cạnh đó là thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế. Thách thức trong việc thực thi các cam kết trong những lĩnh vực mới chưa có trong các FTA trước dây như lao động – công đoàn môi trường,….
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đối với Hiệp định CPTPP và EVFTA, Bộ Công Thương đều xây dựng Kế hoạch hành động để phục vụ cho việc thực thi các hiệp định này. Các Kế hoạch hành động này luôn xác định rõ mục tiêu, các nhiệm vụ chủ yếu và các đơn vị phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong đó, các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm 5 nhóm chính: công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin; công tác xây dựng pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp; chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Do đó, bên cạnh sự hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng, về phía các doanh nghiệp Việt Nam, cần có nhận thức đúng đắn về những thách thức mà các FTAs mang lại. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu về những quy định mới từ các FTAs về các lĩnh vực, ngành hàng mình hoạt động để từ đó hiểu đúng về những cơ hội thực chất. Đồng thời, qua đó cũng sẽ tự chủ được những khó khăn có thể gặp phải như các tiêu chuẩn cao của EU khi xuất khẩu hàng hóa vào Liên minh này.
Bên cạnh đó, dựa vào các thông tin doanh nghiệp tự tìm hiểu để sớm chủ động xây dựng kế hoạch khai thác, hoạt động phù hợp với năng lực của mình để có thể tận dụng những cơ hội và chuẩn bị tốt để giảm thiểu những khó khăn, doanh nghiệp cần phát huy tối đa sự chủ động để có thể tận dụng tốt các FTAs.
[ad_2]