Lộ diện 5 vải sợi thực vật cho ngành thời trang bền vững

[ad_1]


Hơn 500 triệu tấn quần áo thải ra môi trường mỗi năm, chỉ có 20% trên tổng số vải được tái chế và 80% còn lại sẽ đưa vào bãi rác. Trong khi túi nilon và ống hút nhựa đang là “thủ phạm” gây ô nhiễm môi trường, khiến cả thế giới phải đau đầu xử lý, Thì 2/3 lượng sợi sử dụng trong dệt may là sợi tổng hợp, vốn có cùng họ với nhựa lại ít được nêu tên.

Việc tích hợp sợi nhựa tổng hợp vào sản xuất đồ may mặc khiến các hạt nhựa tổng hợp nhỏ li ti bị thải ra môi trường.

Việc tích hợp sợi nhựa tổng hợp vào sản xuất đồ may mặc khiến các hạt nhựa tổng hợp nhỏ li ti bị thải ra môi trường. Các nhà môi trường ước tính, khoảng 1/2 triệu tấn vi sợi, tương đương với 3 triệu thùng dầu, đang bị đổ xuống biển mỗi năm dưới hình thước quần áo cũ.

Xanh hóa chuỗi cung ứng cho ngành thời trang thực sự là một vấn đề lớn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hiện tại và sau đây là 5 loại tơ thực vật, sự kết hợp hoàn hảo giữa nông nghiệp và thời trang bền vững đang được các nhà thiết kế trên thế giới truy tìm.

Lụa tơ sen 

Những sợi tơ được lấy từ trong cuống của mỗi bông sen được kéo ra, se lại và dệt. Loại lụa này nguồn từ Myanmar, mệnh danh là vải cho Đức Phật vì ban đầu dùng để dệt áo cà sa cho thầy tu. Hương thơm nhẹ, mềm thanh khiết.

Ở Việt Nam, sen cũng là cây trồng quen thuộc ở các tỉnh đồng bằng từ Bắc đến Nam. Các bộ phận như củ sen, gương sen, hạt sen, lá sen từ lâu đã được nông dân Việt đưa vào khai thác kinh tế. Riêng cọng sen phần nhiều bị bỏ đi.

Để làm ra chiếc khăn thủ công dài 1,7 m phải cần tới 4.800 cuống sen mất nhiều công sức, cho nên giá khá cao, thường gấp từ 7-10 lần so với sản phẩm tương tự làm từ lụa tơ tằm. Nhu cầu thị trường lụa tơ sen ở kinh đô thời trang Ý, Pháp, Nhật đang rất cao nhưng nguồn cung khá khan hiếm.

Vải sợi tơ chuối

Tơ có nguồn gốc từ chuối, hay còn gọi là sợi musa, được biết đến với khả năng dẻo dai bậc nhất. Ngoài khả năng phân hủy sinh học, loại sợi tự nhiên làm từ thân cây chuối này còn bền chắc. Vải được làm từ sợi chuối có độ mềm và dẻo dai, cũng như độ thoáng khí và thấm hút tự nhiên. Nó được đánh giá là tốt hơn cả lụa. Về hướng bền vững, vải từ sợi chuối có thể thay thế cho cotton và vải tơ tằm.

Kỹ thuật lấy tơ từ chuối thật ra đã có từ thế kỷ XIII tại Nhật. Tuy nhiên loại chất liệu này bị lấn át khi cotton và tơ lụa, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ, trở nên phổ biến.

Nhưng giờ đây tơ từ chuối đã trở lại với ngành công nghiệp thời trang. Ngày nay tơ chuối đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, và phổ biến khắp thế giới với nhiều sản phẩm, từ túi lọc trà đến lốp xe hơi, sari, tờ tiền của Nhật. Sợi từ chuối có thể dùng để làm dây thừng, thảm, vải dệt và giấy thủ công. Loại sợi này còn có khả năng kháng nước, chống cháy và có thể tái chế được.

Vải sợi dứa

Vải sợi dứa hay còn gọi là vải  Pinatex được làm từ sợi cellulose có trong phụ phẩm lá dứa. Các sợi cellulose được kết lại với nhau để trở thành một loại vải thoáng khí, bền, nhẹ và khá linh hoạt. Theo Dezeen, để tạo ra một mét vuông vải Pinatex cần khoảng 480 lá dứa, với chi phí sản xuất thấp hơn da động vật, “Vượt lên trên tất cả những lợi ích kinh tế, vải da từ lá dứa có tính đạo đức hơn nhiều vì không có động vật hay con người bị tổn hại trong quá trình sản xuất”, Tiến sĩ Carmen Hijosa chia sẻ.

Theo ước tính của FAO, có khoảng 40.000 tấn lá dứa được tạo ra trên toàn thế giới mỗi năm, phần lớn chúng bị đốt cháy hoặc tự phân hủy. Việt Nam là nước có sản lượng dứa đứng thứ 10 trên thế giới, với tổng diện tích trồng dứa cả nước khoảng 34.642 ha và sản lượng đạt 555.047 tấn trái. Phần lá được bỏ lại vô cùng dồi dào.

Vải sợi tre

Sợi tre được chiết xuất từ bột tre bằng cách chải và sau đó được kéo thành sợi. Với chức năng đặc biệt là chống vi khuẩn tự nhiên, kìm khuẩn và khử mùi. Hiệp hội Thanh tra Dệt may Nhật đã xác nhận rằng thậm chí sau 50 lần giặt vải sợi tre vẫn còn chức năng tuyệt vời của chống vi khuẩn. Kết quả thử nghiệm của nó cho thấy tỉ lệ loại bỏ hơn 70% sau khi vi khuẩn được ủ trên vải sợi tre.

Vải sợi vỏ cam 

Công nghệ  “dệt vải từ vỏ cam” của Công ty Orange Fiber (Ý) đã mở ra một cuộc đời mới cho hơn 700.000 tấn phụ phẩm từ vỏ cam của Ý mỗi năm. Cellulose có trong vỏ cam sẽ được tách ra, tạo thành một vật liệu kiểu polymer có thể dệt thành sợi và làm thành vải. Nhà sản xuất cam kết sợi vải 100% làm từ vỏ cam “là chất liệu thuần khiết nhất, siêu nhẹ, tạo cảm giác mềm mại và mượt khi cầm trên tay”.

Nâng cao giá trị cho nông sản từ những sản xuất vải thực vật là một hướng đi mới cho khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam.

[ad_2]